F 2012-08-12 ~ Tin tức về Google và Marketing Online

Bí ẩn đối thủ khổng lồ của Google

Hãy quên Apple và Facebook đi. Đó là một công ty đến từ Washington. Nhưng cũng không phải là Microsoft.


Nếu nhắc đến đối thủ của Google, hẳn nhiều người sẽ ngay lập tức nghĩ đến Apple và chú dế đình đám iPhone, hoặc là gã hàng xóm trong thung lũng công nghệ Sillicon Facebook đang khiến thị trường chứng khoán chao đảo, và xa hơn nữa là Microsoft – hãng phần mềm khổng lồ đến từ Washinhon.

Tất cả đều đúng. Nhưng chưa đủ.

Google còn có một đối thủ thực sự mạnh, một kẻ ngáng đường lớn trong những năm tiếp theo. Đó chính là Amazon.
Google vốn được cả thế giới biết đến là một hãng cung cấp dịch vụ tìm kiếm nổi tiếng, nhưng công cụ đó của Google lẽ đương nhiên phải “kiếm ăn” từ những người có nhu cầu tìm kiếm một thứ gì đấy, và đặc biệt là phụ thuộc vào nhu cầu của những người muốn tìm mua 1 thứ gì đấy trên mạng. Theo tính toán, bộ phận khách hàng tìm mua online chiếm tới 20% tổng lượng tìm kiếm mà Google phục vụ.

Và điều đang khiến Google đau đầu nhất bây giờ là, thay vì sử dụng công cụ của hãng để tìm kiếm sản phẩm, bộ phận khách hàng quan trọng kia đang có xu hướng trực tiếp tìm đến với nhà cung cấp hàng online Amazon.com để tìm kiếm những gì mà họ cần, không thông qua kẻ trung gian là Google nữa.



Dữ liệu lịch sử đang chứng minh đó là một xu hướng thực sự đáng lo ngại với Google. Khi lệnh tìm kiếm trực tiếp trên Amazon tăng 73% trong năm ngoái, và hiện giờ vẫn tiếp tục tăng khi nó thuận lợi hơn cho người dùng.

Trong khi trước đây, họ cần thực hiện 6 bước

- Dùng 1 từ khóa để tìm kiếm trên Google
- Phân tích và lựa chọn 1 vài link
- Click vào 1 link cụ thể và tìm đến cửa hàng bán trực tuyến sản phẩm đó (chưa kể có khả năng click vào 1 số link không chính xác)
- Click chọn sản phẩm đó vào giỏ hàng
- Nhập mã số thẻ tín dụng
- Nhập địa chỉ giao hàng
Thì hiện nay họ chỉ cần làm vỏn vẹn 2 bước:
- Dùng chính từ khóa đó tìm kiếm trên Amazon.com
- Click chọn mua sản phẩm nhanh chóng bằng thông tin thẻ tín dụng với địa chỉ đã được Amazon tự lưu nếu trước đó nếu bạn là một khách hàng thường xuyên.

Đó chính là lý do tại sao Amazon lại có khả năng đe dọa Google mạnh hơn cả Apple hay Facebook.

Theo Hồng Liên (Cafef)

Google mua thương hiệu du lịch Frommer

Google vừa tiếp tục thực hiện tiến vào các danh mục địa phương và việc kinh doanh du lịch khi mua lại thương hiệu sách hướng dẫn du lịch của Frommer.

Google dự định kết hợp Frommer với Zagat, bộ phận được mua vào năm ngoái.

Chủ sở hữu Frommer, John Wiley & Sons, vừa thông báo trong một thông cáo báo chí ngắn nhưng không đưa ra chi tiết tài chính của bản thỏa thuận. Wiley cho biết hồi tháng 3 là công ty này đang nỗ lực bán nhiều tài sản liên quan đến xuất bản để tập trung trở lại cho công ty.
Việc mua lại phần thương hiệu du lịch này từ Frommer của Google là trong nỗ lực tiếp tục củng cố việc cung cấp tìm kiếm địa phương và du lịch. Khoảng 1 năm trước, Google đã mua công ty khổng lồ Zagat cũng không cho biết thông tin tài chính. 5 ngày sau, Google tung ra công cụ tìm kiếm Flight - Google Flight Search.
Google từ chối bình luận về các thỏa thuận tài chính với Frommer nhưng đã đưa ra một vài dấu hiệu về các kế hoạch đội ngũ và tài sản của Frommer.
“Chúng tôi không thể đợi lâu hơn để khởi động làm việc với họ về mục tiêu của chúng tôi là cung cấp tóm tắt về tất cả các địa điểm liên quan trên thế giới, đội ngũ của Frommer sẽ là bổ sung tuyệt vời cho nhóm Zagat”, một đại diện của Google cho biết.
Bán bộ phận này cho Google được xem như là một may mắn cho công ty 205 tuổi của Wiley, hiện vẫn đang nỗ lực bán nhiều phần kinh doanh xuất bản của công ty này - trong đó có từ điển New World của Webster và Bible CliffsNotes. Wiley cho biết công ty này tiếp tục sử dụng tiền từ việc bán cho Google để đầu tư vào các ngành xuất bản mà công ty này muốn duy trì: các kinh doanh chuyên ngành, khoa học và giáo dục.
Thương vụ này không phải là tin tức tốt lành cho các trang địa phương và du lịch khác. Cổ phiếu của trang điểm báo Yelp và trang điểm báo/kế hoạch du lịch TripAdvisor đã giảm gần 6% sau khi có thông báo mua lại này giữa Google và Frommer.
Theo ICTnews


Chính sách chống vi phạm bản quyền của Google không ảnh hưởng đến Youtube

Google đã công bố chính sách mới liên quan đến việc hiển thị các kết quả tìm kiếm, những trang bị báo cáo chứa nhiều nội dung vi phạm bản quyền sẽ bị đẩy xuống dưới, nhường chỗ cho những trang có nội dung bản quyền.




Tuy nhiên, đối với Youtube thì mọi chuyện lại được xử lí theo cách khác. Tất cả các báo cáo hay khiếu nại vi phạm bản quyền liên quan đến nội dung trên Youtube sẽ được ghi nhận và xử lí theo cách khác và không có ảnh hưởng gì đến dịch vụ này, bất chấp một sự thật rằng Youtube được biết đến như một nguồn đăng tải những nội dung vi phạm bản quyền nghiêm trọng.
Cụ thể, về hoạt động báo cáo trang web vi phạm nội dung, Google sử dụng một quá trình trực tiếp bắt đầu từ trang web có tên “Removing Content From Google”. Google sẽ sử dụng công cụ để đánh giá các khiếu nại của người dùng thông qua trang web này. Một trang bị khiếu nại càng nhiều, vị trí trong kết quả tìm kiếm của trang đó sẽ càng bị đẩy xuống. Trong khi đó, để báo cáo nội dung vi phạm trên Youtube, người ta sử dụng trang Copyright Center ngay trên trang này, không phải là trang “Removing Content From Google” sử dụng để báo cáo các trang web khác.
Trước động thái có phần thiên vị Youtube, Danny Sullivan của Search Engine Land đã yêu cầu Google bình luận về vấn đề này và nhận được câu trả lời như sau từ phía gã khổng lồ tìm kiếm:
“Chúng tôi đối xử với Youtube cũng giống như bất kì các trang khác trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Điều đó nói lên rằng sự thay đổi này sẽ không làm thay đổi thứ hạng tìm kiếm của các trang có nội dung do người dùng tự đăng tải”.
Các trang có nội dung do người dùng tự đăng tải bao gồm cả các trang mạng xã hội và blog như Facebook, Twitter hay Tumblr. Các thử nghiệm của Google đã chứng minh chính sách báo cáo mới không hề ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của các trang này.
Theo CNET


Google sửa thuật toán để xử vi phạm bản quyền

Những ai đang "dùng chùa" bản quyền online lưu ý: Từ tuần tới, Google sẽ điều chỉnh thuật toán tìm kiếm để xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên số thông báo xóa URL vi phạm bản quyền gửi đến Google cùng nhiều yếu tố khác.




Theo báo Anh Register, người khổng lồ tìm kiếm nói hãng thường xuyên nhận được yêu cầu từ những người nắm giữ bản quyền đòi xóa các đường dẫn địa chỉ Internet (URL) khỏi cơ sở dữ liệu tìm kiếm của hãng. Chỉ riêng tháng trước, Google đã nhận được 4,3 triệu yêu cầu như vậy.
Trong một bài đăng trên blog Google mới đây, ông Amit Singhal, Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật của hãng viết: Google sẽ bắt đầu sử dụng dữ liệu thông báo xóa URL này như một trong khoảng 200 "tín hiệu" giúp hãng quyết định kết quả nào là liên quan nhất đối với một truy vấn tìm kiếm cụ thể.
"Các trang web có số thông báo xóa URL cao có thể xuất hiện ở vị trí thấp hơn trong kết quả tìm kiếm của chúng tôi", ông Singhal viết. Song ông không nói rõ con số này cao mức nào mới có ảnh hưởng đến thuật toán tìm kiếm.
Hiện tại, các domain có số yêu cầu xóa URL cao nhất trong báo cáo minh bạch Transparency Report của Google nói chung là các website chia sẻ file.
Ông Singhal cho hay mục đích của thuật toán mới không chỉ để phạt các website như vậy mà còn giúp cho người tìm kiếm web dễ dàng hơn trong việc tìm các nguồn nội dung hợp pháp.
Tuy nhiên, một trong những khía cạnh đáng quan ngại của hệ thống của Google là nó phụ thuộc vào việc liệu thông báo vi phạm bản quyền Google nhận được có hiệu lực hay không chứ không phải là liệu nội dung của website bị thông báo có thực sự vi phạm hay không.
"Chỉ những người giữ bản quyền biết liệu nội dung có được phép không và chỉ tòa án mới có thể quyết định liệu bản quyền có bị vi phạm", ông Singhal viết. "Google không thể quyết định một webpage cụ thể có vi phạm luật bản quyền hay không?".
Theo Vnreview

Vì sao Google không thể trở thành công cụ tìm kiếm hoàn hảo?

Google vừa mở rộng Knowledge Graph của mình đến nước Anh và cho phép người dùng tìm kiếm các email của họ từ hộp tìm kiếm Google.com. Knowledge Graph là cơ sở dữ liệu của hơn 500 triệu người trên thế giới thực, địa điểm và những thứ mà Google sử dụng nhằm cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi của người dùng. 

Ví dụ, nếu ai đó tìm kiếm với từ khóa "Notting Hill", thông tin về bộ phim và khu vực của London sẽ xuất hiện trong một khung phía bên tay phải của trang, bên cạnh những kết quả tìm kiếm truyền thống khác.

Theo Amit Singhal, Giám đốc Tìm kiếm của Google, những thay đổi này nhằm hướng đến hình thức “tìm kiếm ưu tiên”. Khi đó, Google sẽ trở thành một công cụ tìm kiếm biết được những gì bạn muốn trước cả khi bạn yêu cầu.


"Tìm kiếm cần phải có tính giao tiếp nhiều hơn. Bạn cần có một cuộc trò chuyện với công cụ tìm kiếm của bạn. Tôi muốn công cụ tìm kiếm của mình là một chuyên gia, người thật sự hiểu tôi. Nó cần phải hiểu bạn tốt đến mức mà đôi khi bạn không cần phải hỏi nó câu tiếp theo", Singhal cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Telegraph hè năm ngoái.

Nhưng Singhal đang cảm thấy thất vọng bởi các dữ liệu mà Google không thể truy cập. Gã khổng lồ về tìm kiếm có thể không bao giờ trở nên “hoàn hảo” khi mà Facebook và Twitter từ chối mở mạng.

Theo Singhal, dữ liệu trên mạng xã hội là của người dùng. Tuy nhiên, Google không thể thu thập dữ liệu từ các mạng xã hội. "Trong thời đại ngày nay, người dùng đã tạo ra dữ liệu trên các mạng xã hội thế nhưng họ không hoàn toàn kiểm soát nơi họ có thể tạo và tìm kiếm dữ liệu của chính họ. Chúng ta cần phải tranh luận về vấn đề này,” Singhal cho biết.

“Thực tế, các công ty này đang chạy những nền tảng đóng. Với loại nền tảng này, họ cho phép hoặc không cho phép các công ty khác cung cấp dịch vụ trên dữ liệu của họ”, Singhal cho biết thêm.

Những lý lẽ hợp lý và có “ý tốt” với người dùng trên là cơ sở cho sự thất vọng của Singhal về cách hành xử của Facebook và Twitter. Thế nhưng, Google +, mạng xã hội của gã khổng lồ tìm kiếm, cũng là một "bức tường bảo mật" (walled garden). Nó không cho phép người dùng của mình cung cấp một cách liền mạch các cập nhật trạng thái của họ thông qua các đối thủ như Facebook hay Twitter. Google là một doanh nghiệp chứ không phải một nhà hoạt động xã hội…

Thực tế, vào đầu năm nay, Twitter, Facebook và Myspace đã cùng nhau công khai chỉ trích việc Google thay đổi công cụ tìm kiếm của bản thân để thúc đẩy nội dung Google +, không lâu sau khi mạng xã hội này ra mắt người dùng.


Theo tờ Telegraph, Singhal từ chối đề cập đến cuộc đàm phán hiện tại với Facebook và Twitter. Nhưng khi bị phóng viên của Telegraph thúc ép, Giám đốc Tìm kiếm của Google thừa nhận rằng các kết quả tìm kiếm liên quan đến Google+ "đã định cư ở một nơi tốt hơn so với khi chúng tôi ra mắt".

Và để bảo vệ sự ưu tiên của nội dung Google + trong các kết quả tìm kiếm của Google, Singhal nói: "Tôi nghĩ đó là một quá trình học tập - ngay cả đối với chúng tôi. Chúng tôi thử nghiệm, chúng tôi tìm hiểu, chúng tôi cải thiện. Đó là những gì Google làm".

Tầm nhìn về cỗ máy tìm kiếm của Singhal quả thật rất ấn tượng. Thế nhưng để có thể thành sự thật, nó vẫn đang bị cản trở bởi khía cạnh kinh doanh của chính Google.

Theo Telegraph - Genk

Related Post

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Hostgator Coupon Code