F 2012-02-05 ~ Tin tức về Google và Marketing Online

Google Analytics bổ sung thêm 9 gói ngôn ngữ mới

Google đang tiến hành tân trang lại công cụ Analytics hướng đến tất cả người dùng, bao gồm việc bổ sung thêm nhiều tính năng mới hơn, chẳng hạn hiệu ứng stream khi quá trình phân tích thực thi.





Mặc dù vậy, phong cách làm việc cũ của Analytics vẫn được giử lại và để ở chế độ mặc định. Google cho biết hãng sẽ bắt đầu chuyển từ giao diện cũ sang giao diện mới, mặc dù được xem là sẽ mất khá nhiều thời gian.


Đầu tiên, Google cần bảo đảm rằng Analytics không lấy đi bất cứ điều gì xuất hiện từ phiên bản cũ, và người dùng sẽ cần phải làm quen với giao diện hoàn toàn mới.


Bên cạnh đó, Google cũng đã hoàn tất việc bổ sung khả năng hỗ trợ thêm 9 ngôn ngữ khác cho Analytics, nâng tổng số ngôn ngữ làm việc lên 40. Các ngôn ngữ vừa mới được thêm vào bao gồm: Ả Rập, Croatia, Do Thái, Hindi, Latvia, Rumani, Serbia, Slovenia và Ucraina.


Theo giải thích của Google thì để thay đổi ngôn ngữ của một tài khoản Analytics sang một ngôn ngữ mới, người dùng phải kích hoạt vào giao diện mới, nếu chưa có thể nhấn vào nút "new version" xuất hiện ở trên cùng của tài khoản. Sau đó, điều hướng trang cài đặt sang mục lựa chọn ngôn ngữ hiển thị.


Có điều, giao diện cũ sẽ không xuất hiện khi người dùng chuyển sang sử dụng gói ngôn ngữ mới. Các ngôn ngữ mới có thể sẽ giúp những người lần đầu tiên làm quen với Analytics truy cập sâu hơn vào bên trong và điều này có thể giúp người dùng khám phá ra nhiều điều hơn nữa.


Theo Thongtincongnghe

Google cá nhân hóa kết quả tìm kiếm trên mạng Internet

Google đang tiến hành phân tích các bức ảnh và những bình luận trên mạng xã hội đầy hứa hẹn của hãng này cũng như từ tiện ích chia sẻ hình ảnh Picasa để các kết quả tìm kiếm trên Internet có thể chứa đựng nhiều thông tin cá nhân hơn.



Tính năng mới mang tên “Search plus your world" nói trên được đưa ra ngày 10/1, là một sự thay đổi lớn và đánh dấu việc Google tiến thêm một bước nữa đến những mục tiêu tham vọng nhất của người khổng lồ này.
Ông Ben Gomes, kỹ sư trưởng của Google nói: “Ngày nay có một lượng nội dung khổng lồ trên web nhưng ở một khía cạnh nào đó thì những nội dung đó là vô danh. Những nội dung liên quan nhiều nhất thuộc những người mà bạn biết, vì vậy chúng tôi đang giới thiệu thế giới riêng tư của bạn để tìm kiếm.”
Những người đăng nhập các tài khoản trên Google sẽ có thể sử dụng công cụ “Search plus your world" này. Theo ông, một tính năng phân tích hình ảnh sẽ cho thấy ai đã chia sẻ những bức ảnh và từ đâu.
Như vậy những người dùng khác nhau sẽ bắt đầu thấy được các kết quả tìm kiếm khác nhau thường xuyên hơn khi mà Google đang tiến hành nhập các nội dung từ dịch vụ Google+ 6 tháng tuổi của họ, một sản phẩm được Google kỳ vọng sẽ đối trọng với sự nổi tiếng của Facebook và Twitter.
Google hy vọng rốt cuộc có thể nắm bắt đủ thông tin về mỗi người dùng của hãng này để họ có thể đưa ra các kết quả tìm kiếm phù hợp với những mối quan tâm riêng của từng người đang tra cứu thông tin nào đó.
Theo Vietnam+

Công thức tính Ad Rank, Actual CPC trong Google Adwords

Là một search engine marketer chuyên nghiệp hay chỉ đơn giản là một người chân ướt chân ráo bước vào lãnh vực này, ai ai cũng muốn quảng cáo của mình được đứng top đầu trên công cụ tìm kiếm Google nhằm gây sự chú ý đến những người đang tìm kiếm (visitors) đặc biệt hơn là thu hút những khách hàng tiềm năng.

Vậy như thế nào để quảng cáo của bạn xuất hiện đầu tiên trên công cụ tìm kiếm của Google? Câu trả lời ở đây là dựa vào chỉ số Ad Rank.

1/ Công thức tính Ad Rank
Hiểu đơn giản nó là điểm số để xác định vị trí mà từ khóa quảng cáo của bạn đang nắm giữ trên kết quả tìm kiếm Google so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn sở hữu điểm Ad Rank cao thứ 3 thì quảng cáo của bạn xếp thứ 3, thứ 7 thì đứng hạng7. Với quá nhiều đối thủ cạnh tranh mà chỉ số này của bạn xuống quá thấp thì đồng nghĩa quảng cáo của bạn không thể xuất hiện.

Tiếp theo, bạn sẽ tự hỏi chỉ số Ad Rank từ đâu mà có ? Tại sao có lúc quảng cáo đứng thứ 3 có lúc nó đứng đầu, … ?
Dưới đây bạn sẽ thấy Google xác định chỉ số Ad Rank này như thế nào :






- Maximum CPC bid ( hay còn gọi là Max CPC ) là số tiền tối đa bạn muốn trả cho từ khóa quảng cáo Adwords của mình
Quality Scorce : Là điểm chất lượng của mỗi từ khóa, theo thang điểm 10, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố chính ( CTR, Keyword, Ad Copy và Landing Page) – Các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn với loạt bài “Quality Score: Cải thiện điểm chất lượng trong quảng cáo Website trên Google


Trên đây là ví dụ để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách tính Ad Rank và vị trí xuất hiện quảng cáo Adwords.
Với từ khóa A, trang tranquocthai.com chỉ xuất hiện ở vị trí thứ 3 dù đã bid giá khá cao ( 0.8$ cho 1 lần click ) bởi vì điểm chất lượng từ khóa A này chỉ là 2. Tuy nhiên, tranquocthai.com vẫn đứng trên Advertiser C và D vì C có Quality Score thấp hơn và D dù Quality Score đạt 5 điểm nhưng chỉ trả giá 0.05$/click.

Như vậy chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của Max CPC lẫn Quality Score đối với Ad Rank cũng như đối với vị trí xuất hiện quảng cáo của bạn. Tối ưu hóa Quality Score và có chiến lược Bid giá hợp lý cho từng thời điểm sẽ giúp bạn có được thứ hạng tốt và thu hút nhiều khách hàng hơn.

2/ Công thức tính Actual CPC
Có lẽ chúng ta biết đến Max CPC và Avg CPC nhiều hơn là Actual CPC
Avg CPC : Là số tiền trung bình chúng ta phải trả cho mỗi cú click ứng với 1 từ khóa nào đó.
Vậy có lúc nào bạn tự hỏi Avg CPC từ đâu mà có hay không ? Câu trả lời là : Avg CPC có được từ việc tính trung bình các Actual CPC
Vậy Actual CPC được tính bằng cách nào? Và đây là công thức :





Ở đây chúng ta thấy tranquocthai.com phải trả đến 0.51$/click vì Quality Score chỉ có 2 điểm. Tuy nhiên việc nằm trong top 3 cũng mang lại cơ hội để tranquocthai.com gia tăng điểm Quality Score nếu tranquocthai.com tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo để tăng chỉ số này. Khi đó Quality Score tăng lên đồng nghĩa là Actual CPC sẽ ngày một giảm xuống và chắc chắn dù Max CPC được bid thấp hơn nhiều 0.80$ như hiện nay nhưng vị trí của tranquocthai.com vẫn duy trì trong top 3 thậm chí là dẫn đầu.

Như vậy tầm quan trọng của Quality Score lại được nhắc đến khi chúng ta quan tâm đến Actual CPC. Vì thế các bạn hãy chú trọng đến việc tạo ra những mẫu quảng cáo thú vị, liên quan đến từ khóa và trang đích của Website nhằm tăng CTR – tất cả đồng nghĩa với Quality Score sẽ nhanh chóng đạt điểm 10 để vị trí bạn ngày càng cao và Actual CPC ngày một thấp.

Nguồn tranquocthai.com

Hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tools

Khi đã có một trang web thì bất kỳ webmaster nào cũng muốn web của mình có thể được tìm thấy trên Google Search. Có rất nhiều việc phải làm để có thể đạt được điều đó như tối ưu hóa cấu trúc website, thiết lập Meta Keywords, Description .v.v. Google có cung cấp một dịch vụ miễn phí cho phép các webmaster đăng ký trang web của mình với Google đồng thời quản lý trang web sao cho tối ưu. Đó là Google Webmaster Tools.







Để sử dụng dịch vụ này, bạn đăng nhập trang https://www.google.com/webmasters/tools. Tại đây, bạn cần dùng địa chỉ email để đăng ký một tài khoản với Google. Việc đăng ký rất đơn giản, bạn chỉ cần cung cấp cho Google địa chỉ email, thiết lập mật mã, chọn quốc gia .v.v.
Sau khi có tài khoản, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản của mình và tiến hành quản lý website của mình.
Đăng ký trang web với Google: Nhập địa chỉ trang web của bạn vào ô text box có dòng “Click here to add a site” rồi nhấn nút “Add Site”. Như vậy trang web của bạn đã được đăng ký với Website nhưng có rất nhiều chức năng chưa thực hiện được cho tới khi bạn xác nhận với Google rằng trang web đó chính là trang web của bạn. Sau khi đăng ký xong thì Google sẽ có thông báo yêu cầu bạn xác nhận đây là trang web của bạn như hình dưới đây:
Nhấn vào liên kết “Verify your site” để tiến hành xác nhận. Google đề nghị bạn thực hiện một trong 2 cách sau để tiến hành xác nhận: Add a meta tag, upload an html file.
Nếu bạn chọn cách thứ nhất thì Google sẽ yêu cầu bạn thêm vào trang index của bạn 1 dòng có dạng ngay trước thẻ . Sau khi đã thêm dòng này vào trang index, bạn nhấn nút Verify bên dưới để Google kiểm tra.
Nếu bạn chọn cách thứ 2 thì Google yêu cầu bạn tạo ra một file html với tên do Google quy định, có dạng googled327c78b0a0d6501.html rồi upload lên thư mục gốc của trang web của bạn. Sau khi đã upload xong, bạn cũng nhấn nút Verify để Google tiến hành kiểm tra. Nếu kiểm tra thành công thì bây giờ bạn có thể xem hết các chức năng của nó. Nhưng thông thường ngay tại thời điểm này thì bạn chưa có thông tin gì vì Google cần có thời gian để tiến hành xem xét nội dung trang web của bạn.
Nếu bạn chưa xác nhận trang web mà thoát ra thì lần sau vẫn có thể tiến hành xác nhận bằng cách nhấn vào liên kết “Verify your site”.
Một số chức năng quan trọng của Google WebmasterOverview: Thông tin chung về website Tại đây bạn có thể thấy được những báo cáo chung về website của bạn như thông báo xem Google đã vào xem xét trang web bạn thành công lần gần đây nhất là lúc nào; Index status : cho biết trang web của bạn đã được Google ghi nhận (indexed) chưa; báo cho bạn biết một số lỗi của web như lỗi không tìm ra trang web, hoặc lỗi địa chỉ một trang nào đó trong web bạn có vấn đề .v.v.
Statistics: Thống kê Tại đây bạn nên quan tâm vào một số mục như: Top search queries, Index stats
Top search queries: liệt kê những từ khóa mà trang web của bạn xuất hiện khi có ai đó tìm kiếm trên Google. Bảng thống kê gồm 2 phần, phần bên trái là thể hiện các từ khóa mà trang web bạn xuất hiện, phần bên phải là các từ khóa mà web bạn xuất hiện và người dùng đã click vào trang web của bạn để xem. Lưu ý cột “Position” là vị trí trang web bạn đã xuất hiện. Ví dụ như trong hình thể hiện khi người nào đó search chữ photofunia thì trang web của bạn sẽ đứng thứ 13.
Index Stats: thống kê cho biết trang web của bạn có bao nhiêu trang được Google ghi nhận vào chỉ mục (index). Chỉ khi nào trang của bạn được Google ghi vào chỉ mục (indexed) thì mới có khả năng tìm thấy trên mạng.
Links - liên kết:mục này có 3 mục con là external Links, Internal Links và Site Links. External Link liệt kê tất cả các trang web liên kết đến trang của bạn. Internal Links liệt kê những liên kết trong nội bộ trang web của bạn.
Sitemap: là khu vực cho phép bạn đăng ký với Google một bản đồ web của bạn, giúp Google dễ dàng hơn trong việc dò tìm và index trang của bạn.(link: Hướng dẫn cách tạo sitemap cho Google ) Khi muốn thêm một bản đồ web (sitemap), bạn có nhấn vào nút “Add site map”, chọn một trong 5 cách mà Google đề nghị, rồi upload file Sitemap lên thư mục gốc của trang web. Bạn có thể dùng notepad để tạo ra một sitemap hoặc dùng các phần mềm chuyên dụng để tạo ra site map. Sau khi thêm một sitemap thì bạn cần để cho Google khoảng vài ngày để tìm kiếm và index các trang bạn nêu trong sitemap.
Tools: cung cấp một số công cụ giúp bạn theo dõi và quản lý website.Analyze robots.txt: phân tích xem có file robots.txt trên hosting chưa và test thử xem các bot của google của thể tìm được trang web của bạn hay không?Generate robots.txt: nếu phần phân tích ở trên không đạt yêu cầu, bạn có thể tiến hành tạo ra file robots.txt ở phần này. Bạn thực hiện từng bước theo yêu cầu của Google để tạo ra một file dạng robots.txt.
Download file này về và upload lên thư mục gốc trên trang web của bạn.Set geographic target: xác định khu vực mà web bạn sẽ xuất hiệnManage site verification: quản lý phần xác thực của bạn lúc nãySet preferred domain: thông thường web của bạn có thể truy cập dưới 2 dạngwww.yourwebsite.com và yourwebsite.com. Như vậy, bạn nên quy định lại thành 1 dạng để người dùng khi truy cập web thì số lượng truy cập không bị chia nhỏ ra. Ngoài ra, Google Web Master Tools còn có nhiều chức năng khác mà bạn có thể tự tìm hiêu thêm.
Nguồn Eship

Related Post

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Hostgator Coupon Code