F 2012-01-01 ~ Tin tức về Google và Marketing Online

Google là công ty được tôn trọng nhất ở Mỹ

Google đã chiếm vị trí đầu trong bảng xếp hạng các công ty được tôn trọng nhất dựa trên cuộc khảo sát của Harris Interactive; Apple leo lên vị trí thứ 5, nhưng Microsoft thì tụt hạng…









Hãng phân tích Harris Interactive mới đây đã công bố bảng xếp hạng hàng năm 60 công ty được tôn trọng nhất ở Mỹ. Danh sách được lập từ kết quả thăm dò 30.000 người. Số người này được đề nghị đánh giá các công ty theo 20 đề mục của 6 tiêu chí chủ đạo, bao gồm: trách nhiệm xã hội, cảm giác thân thiện, các chỉ tiêu tài chính, đánh giá sản phẩm và dịch vụ, tính dẫn dắt trên thị trường, môi trường làm việc.
Lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao/Internet và sản phẩm tiêu dùng có nhiều công ty lọt vào top 10 của bảng tổng sắp. Vị trí đầu tiên thuộc về Google. Trong top 10 còn có các "đồng nghiệp" của Google như Apple (5); Intel (6) và Amazon (8).
Lưu ý là vị trí đầu tiên này đã được Google chiếm giữ năm 2007. Sau đó, năm 2008 và 2009, Google lần lượt giữ các vị trí thứ 2 và thứ 3. Những năm gần đây, Apple đã cải thiện đáng kể hình ảnh của mình: Năm 2007, Apple chiếm vị trí thứ 19; năm 2008, chiếm vị trí thứ 14; và năm 2009, chiếm vị trí thứ 12. Các nhà phân tích của Harris Interactive cho biết Facebook đã lần đầu tiên lọt vào danh sách ở vị trí thứ 31.
Microsoft bị văng khỏi top 10 công ty được tôn trọng nhất nước Mỹ, hiện nằm ở vị trí thứ 16. Hai năm liền 2008 – 2009, Microsft vươn lên chiếm giữ vị trí thứ 7 sau khi đã giữ vị trí thứ 10 vào năm 2007. Tuy nhiên, các nhà phân tích Harris Interactive khẳng định Microsoft đang là công ty "khoá đuôi" 16 công ty nhận được điểm "xuất sắc" trong bản danh sách này.
Thanh danh "yếu" hơn cả thuộc về các ngân hàng cũng như công ty bảo hiểm và dầu khí. Các dòng cuối trong bản danh sách thuộc về Bank of America, Citigroup, Chrysler, Goldman Sachs, BP và AIG.
Xin nhắc lại rằng, Google cũng mới được thừa nhận là nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất nước Mỹ theo kết quả của một cuộc thăm dò với 130.000 sinh viên đại học chuyên ngành về kinh doanh và CNTT. Đây đã là năm thứ 2, Google đạt danh hiệu này. Microsoft đứng vị trí thứ 7 trong danh sách các nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất nước Mỹ.
Ngoài ra, trong năm nay, theo đánh giá của Brand Finance, Google cũng đã trở thành thương hiệu đắt giá nhất thế giới với giá trị thương hiệu là 44,3 tỷ đô la Mỹ (44,3 tỷ USD, ~922.917 tỷ đồng); Microsoft xếp thứ 2 với 42,8 tỷ USD (~891.667 tỷ đồng) còn Apple thì đứng thứ 8 với 29,5 tỷ USD (~614.583 tỷ đồng) giá trị thương hiệu.
Thanh Phương -Theo PCWorldVN

Chặng đường 13 năm thành – bại của Google

Google vừa đón sinh nhật lần thứ 13. 13 năm vừa qua gã khổng lồ đã lập được khá nhiều kì tích nhưng cũng nhận được không ít bài học xương máu.



Thành công: Android
Hệ điều hành Android của Google có khởi đầu khá chậm chạp: Ra mắt vào cuối năm 2008 trên điện thoại T-Mobile G1 của HTC. Sáu tháng sau, HTC Magic là chiếc điện thoại Android duy nhất trên thị trường. Điều này khiến chuyên gia phân tích di động Sascha Segan của PCMag lo ngại liệu có phải Android đã thất bại. Nhưng tình hình đã dần trở nên sáng sủa khi Motorola cam kết chỉ sản xuất smartphone Android, và thu được thành công với dòng sản phẩm điện thoại Droid. Hiện tại, mỗi ngày các nhà mạng kích hoạt ít nhất 500.000 điện thoại Android, và theo dữ liệu của hãng nghiên cứu Nielsen, 43% người Mỹ sử dụng smartphone có một thiết bị Android.
Thành công: Gmail
Gmail được giới thiệu vào năm 2004. Giống với Google+, Google khởi động dịch vụ email miễn phí theo hình thức mời người dùng thử nghiệm. Vào thời điểm đó, rất nhiều người mong mỏi được dùng thử giao diện email chia lớp và có dung lượng lưu trữ khổng lồ này.
Những năm vừa qua có không ít tranh cãi về việc liệu Google có đọc email của người dùng để thu thập thông tin phục vụ quảng cáo hay không. Tuy nhiên, Gmail vẫn dành vị trí dẫn đầu trong số các dịch vụ email trên nền web miễn phí, Google cũng tích hợp một loạt các sản phẩm khác của hãng vào Gmail như dịch vụ chat, Google Voice, và truy cập ngoại tuyến.
Thành công: Tìm kiếm
Google có không ít sản phẩm được người dùng tôn vinh, nhưng lĩnh vực khiến Google nổi tiếng nhất chính là công cụ tìm kiếm. Google đã thống trị bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm trong nhiều năm. Theo số liệu của hãng theo dõi môi trường Internet và truyền thông số hàng đầu thế giới comScore, Google chiếm 65% thị trường tìm kiếm vào tháng 08/2011.
Người ta không ngạc nhiên khi gần đây cả Liên minh châu Âu và Ủy ban Thương mại liên bang đều tiến hành điều tra về hoạt động kinh doanh của Google, rằng liệu Google có thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay đơn giản họ thành công vì đưa ra giải pháp tốt nhất cho người dùng.
Mới đây, Chủ tịch Google Eric Schmidt đã lên tiếng phản đối những lời buộc tội Google "xào" kết quả tìm kiếm để đưa các dịch vụ khác của mình trở nên nổi bật hơn.
Thành công: Chrome
Năm 2008, Google tham gia cuộc chiến trình duyệt với trình duyệt nguồn mở Chrome. Google quảng bác các tab (thẻ) tách rời được thiết kế để ngăn sự cố quá tải và hứa sẽ cải thiện tốc độ cũng như khả năng phản ứng so với các đối thủ Firefox của Mozilla và Internet Explorer của Microsoft .
Mặc dù IE vẫn chiếm ưu thế, gần đây Chrome đã đón sinh nhật lần thứ 3 với 15,51% thị trường trình duyệt toàn cầu. Chrome cũng có chu kì phát hành nhanh (và tự động) mà Firefox áp dụng. Ngoài ra, có thông tin cho rằng Google đang chuẩn bị một phiên bản Chrome cho hệ điều hành Android.
Thất bại: Google TV
Với ngày càng nhiều thiết bị có kết nối Internet, không hề khó hiểu khi Google cuối cùng cũng bước vào lĩnh vực TV. Tuy nhiên, khách hàng dường như vẫn chưa sẵn sàng để vừa lướt web vừa xem một bộ phim hấp dẫn. Google công bố Google TV vào tháng 05/2010, hợp tác cùng Sony , Intel, và Logitech. Sau một bản thử nghiệm mờ nhạt, dường như sản phẩm này chưa bao giờ tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng. Mới đây. Logitech đã phải giảm giá bộ giải mã Set-Top-Box (STB) Revue dành cho Google TV xuống còn 99 USD (với giá khi ra mắt là 299 USD).
Thất bại: Google Wave
Một trong những bước chân đầu tiên mà Google đặt vào lĩnh vực Mạng xã hội chính là Google Wave. Màn giới thiệu Wave của Google khá khoa trương tại hội nghị GoogleI/O của công ty năm 2009. Đây được coi là một trong những tham vọng lớn nhất của Google khi muốn "gom" rất nhiều tiện ích chỉ vào một dịch vụ: từ chia sẻ hình ảnh, âm nhạc, khả năng cộng tác theo thời gian thực cho tới khả năng kết nối mạng xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thật bại nhanh chóng và lớn nhất của Google. Wave không dành được nhiều sự ủng hộ từ phía người dùng và sớm "chết yểu".
Thất bại: Google Buzz
Theo các nhà phân tích xã hội, Google Buzz xứng đáng là "thất bại lớn nhất" của làng công nghệ năm 2010. Google giới thiệu Buzz vào tháng 02/2011. Đây là một tính năng bổ sung vào Gmail, tạo ra một mạng xã hội lớn bên dưới Gmail: tự động kết nối người dùng vói những người thường xuyên liên lạc hay gửi thư từ, cho phép chia sẻ và theo dõi các nội dung phong phú như tranh ảnh, video, các đường link. Tuy nhiên, Ngay sau khi ra mắt, Buzz đã bị chỉ trích nặng nề vì tự động đăng tải danh sách liên lạc của người dùng Gmail lên trang profile của mạng xã hội, khiến Google phải đứng ra giải quyết với cái giá 8,5 triệu USD. Sau các khiếu nại về Buzz, Google còn bị Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) tuyên bố giám sát về bảo mật trong vòng 20 năm tiếp theo vì đã vi phạm ""lời hứa bảo vệ quyền riêng tư" của khách hàng.
Thất bại: Google Phone
Đã có quá nhiều lời đồn đại phô trương về việc Google tự sản xuất smarphone riêng. Tuy nhiên, smartphone của Google khiến người dùng háo hức và tò mò bao nhiều thì đến khi ra mắt lại gây thất vọng bấy nhiêu.
Thanh Phương -Theo ICTNews/PCMag

THỦ THUẬT SEO WEBSITE BÁN HÀNG

Với mỗi thể loại website khác nhau sẽ có những cách SEO khác nhau. Bài viết này hướng dẫn cách SEO website bán hàng.





Đặc điểm website bán hàng
- Giới thiệu sản phẩm
- Ít nội dung (ít text)
- Số lượng hiển thị ra trang chủ nhiều
- Chứa nhiều hình ảnh sản phẩm
- Có nhiều loại sản phẩm khác nhau
- v.v.v.
Nhược điểm website bán hàng:
- Ít text
- Khó điều hướng
- Khó áp dụng đủ 5 tiêu chí về liên kết trong bài viết
Ưu điểm website bán hàng:
- Nhiều hình ảnh
- Nhiều liên kết sản phẩm
Thực hiện SEO:
- Phân tích đối thủ
- Phân tích tử khóa
- Lựa chọn từ khóa
- Phân bổ từ khóa trong Nội dung
- Đặt Title là quan trọng nhất.
- Tối ưu hóa hình ảnh (SEO Images)
Các bước tối ưu hình ảnh:
- Tên file chứa từ khóa
- Alt chứa từ khóa
- Title chứa từ khóa
Vì website nhiều hình ảnh, chúng ta sẽ lợi dụng thuộc tính ALT để SEO.

Tối ưu liên kết với các website bán hàng.
Với những website kiểu này đa phần chúng ta chọn danh mục để SEO.
Sau đó cần tối ưu từng dòng sản phẩm.
Hãy đặt đường dẫn giữa các bài viết.

Heading trong website bán hàng

Dòng headline sản phẩm thường đặt trong thẻ H1.
Cần lưu ý trong danh mục, nếu tiêu đề sản phẩm nào cũng đặt heading vào,
thì website sẽ rất khó để lên hạng. Vì Google không biết nội dung nào là quan trọng nhất.
Tốt nhất là sử dụng 1 đoạn mô tả ngắn trong trang danh mục, thay vì đưa heading vào tiêu đề bài viết.

Tags trong website bán hàng

Cần bổ sung 1 box gồm danh sách các từ khóa (cloud tags).
Hy vọng rằng, những tóm lược trên đây sẽ giúp website của bạn có thứ hạng cao hơn trên Google.
Chúc bạn thành công!

Theo Inet

Google Short Links – Dịch vụ rút gọn link miễn phí của Google


Google Short Link là một dịch vụ miễn phí nằm trong bộ công cụ Labs củaGoogle. Nếu có tài khoản Google Apps, bạn dễ dàng kích hoạtGoogle Short Link cho tên miền của mình.
Hôm nay cPanel.vn sẽ giới thiệu với các bạn cũng như hướng dẫn các bạn cách kích hoạt, sử dụng Google Short Link.

1. Google Short Link là gì?
Lâu nay, các bạn chắc không lạ lẫm gì với các dịch vụ rút gọn link như adf.ly, goo.gl (cũng của chính Google). Mục đích của Google Short Link (GSL) hay adf.ly, … đều là thu gọn một địa chỉ dài loằng ngoằng thành một địa chỉ ngắn gọn, dễ nhớ.
Nhưng, khác với Adf.ly, GSL cho phép bạn sử dụng ngay chính domain của bạn làm short link.
Các bạn xem hình sau sẽ rõ:


Dịch vụ Google Short Link cho phép bạn sử dụng đường dẫn ngắn gọn với tên miền của riêng mình.


Như hình các bạn thấy, cPanel.vn sử dụng địa chỉ http://go.cpanel.vn/eleven2 để tự động redirect đến http://www.eleven2.com/784.html
Rõ ràng một điều, với dịch vụ GSL này, bạn sẽ vẫn có những đường dẫn ngắn gọn mà lại mang thương hiệu của riêng mình.
2. Làm thế nào để đăng ký sử dụng Google Short Link.
Đơn giản thôi, điều bạn cần là một tài khoản Google Apps. Nếu bạn có một tài khoản Google Apps rồi hãy kích hoạt Google Short Links lên.
Đăng nhập với tài khoản admin của Google Apps.
Truy cập địa chỉ sau: http://go.cpanel.vn/gsl
Bấm nút Add it now để tiến hành thêm dịch vụ Google Short Link vào Google Apps của bạn.

Bấm Add it now để thêm Google Short Links vào Google Apps của bạn

Bước tiếp theo, bạn cần tick vào ô Agreement để đồng ý với điều khoản sử dụng dịch vụ. Sau đó bạn cần chọn một đường dẫn thật ngắn gọn cho các short url của mình. Với cPanel.vn chúng tôi sử dụng đường dẫn go.cpanel.vn, với hình minh họa chúng tôi sử dụng đường dẫn go.daoduytu.edu.vn




Bước cuối cùng, bạn cần phải thêm một bản ghi CNAME cho đường dẫn mình sử dụng. Ở đây, cPanel.vn dùng đường dẫn go.cpanel.vn nên cần thêm một CNAME go.cpanel.vn trỏ đến ghs.google.com


Google yêu cầu tạo CNAME trỏ đến ghs.google.com để kích hoạt dịch vụ



Thêm bản ghi CNAME vào trong hệ thống quản trị DNS của bạn



3. Sử dụng Google Short Links
Bạn truy cập địa chỉ quản trị Short Links của mình theo địa chỉ: http://tien-to-short-link.domain-cua-ban/l.
Ví dụ, với cPanel.vn, chúng tôi sẽ truy cập theo địa chỉ http://go.cpanel.vn/l.
Đăng nhập với tài khoản Google Apps của mình, các bạn có thể thêm các link mới như hình dưới đây.
Thêm short links vào hệ thống của bạn


Theo Cpanel





Tìm hiểu về Bounce Rate trong Google Analytics

Theo Google, Bounce Rate là chỉ số người truy cập rời khỏi site của bạn ngay sau khi xem trang đầu tiên (Visits in which a person left your site from the entrance page).

BOUNCE RATE CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SEO ?






Theo các tài liệu về SEO và Bounce rate cho rằng: “Theo Google Analytic thì Bounce Rate là tỷ lệ % lượng truy cập vào website hoặc từ trang web khác tới website của bạn và rời bỏ website của bạn. Có nghĩa là tỉ lệ người truy cập không tìm thấy thông tin hữu ích trên website của bạn. Theo một số chuyên gia về SEO hàng đầu, thì những trang web dạng CMS thông tin, tin tức cập nhật ngay tại trang đích thì tỉ lệ bounce rate đạt khoảng 35% là tốt nhất. Trong khi những website dạng thương mại, có trang đích như là một trang giới thiệu thì tỷ lệ Bounce Rate khoảng 50% thì được xem là thành công.” Điều này ĐÚNG nhưng chỉ là một nửa của sự thật. Vậy nửa kia là như thế nào?

Các chỉ số trong Google Analytics
  • Số trang trên 1 lần truy cập – Pages/Visit: Số trang trên 1 lần truy cập của người xem.
  • Thời gian trung bình trên trang web – Average time on site: Đây là thời gian người xem nội dung website bạn cho 1 lần truy cập.
  • Phần trăm lượt truy cập mới: Đây là tỷ lệ phần trăm lượt truy cập mới vào website của bạn.
  • Và Bounce rate: lượng truy cập vào xem chỉ 1 trang rồi đi ngay.
Bạn có thể xem Bounce rate theo keyword hoặc xem theo trang. Vấn đề ở chổ, các chỉ số này nói lên điều gì?

BÍ ẨN CỦA CÁC CHỈ SỐ TRONG GOOGLE ANALYTICS


Có 1 dạo, các công ty lớn ở Mỹ đòi kiện Google vì họ cho hiển thị nội dung các website của công ty này, Google kiếm được tiền mà chủ sở hữu thông tin lại không được chia lợi nhuận. Sau đó, nghe đâu Google chấp nhận việc chia lợi nhuận nếu người đọc xem từ trang thứ 5 trở đi. Các công ty nọ biện luận rằng khả năng người đọc vào đọc vào đọc 1 lần 5 trang là khá hiếm, trung bình là từ 2-3 trang ở các tờ báo lớn, và từ 1-2 trang ở các trang web thông thường. Việc Google đề nghị là tỏ ra quá khôn ngoan.
Nói đến việc này để đưa ra 1 thống kê khách quan rằng việc người đọc có thể vào xem một lúc trên 3 trang ở các website là có nhưng thuộc về các website báo chí, nghiên cứu…nhưng sẽ khá khó cho các website ở các lĩnh vực còn lại đạt được mức độ này. Nếu Google chỉ hoàn toàn tính dựa trên cơ sỡ Bounce rate thấp hay cao để đánh giá 1 site tốt hay không tốt thì cũng không hoàn toàn chính xác và khách quan.

Các tình huống giả định
Giả định rằng 1 website có bài viết rất hay, nhưng khá dài (ví dụ như 1 bài viết của Wikipedia), người đọc nếu muốn đọc hết 1 trang (1 page) này mất khoảng 5 đến 7 phút. Vậy bạn có thể trả lời các câu hỏi sau hay không:
  • Trang này có hữu ích cho người đọc hay không?
  • Có bao nhiêu khả năng người đọc sẽ đọc tiếp 1 trang khác?
  • Có bao nhiêu khả năng người đọc có thể thoát khỏi trang này để làm 1 việc khác?
Nếu bạn trả lời là trang tin này hữu ích cho người đọc và ủng hộ quan điểm rằng người đọc có khả năng bỏ qua việc đọc tiếp 1 trang tin khác để đi làm 1 việc khác thì chúng ta đã có sự liên kết giữa Bounce rate vs Thời gian trung bình trên 1 trang (hoặc 1 từ khóa).

Theo Cpanel




Related Post

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Hostgator Coupon Code