F 2011-11-27 ~ Tin tức về Google và Marketing Online

CÁCH PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ NHỮNG PHẦN KHÔNG ĐƯỢC GOOGLE INDEX

Không ai là không mắc lỗi và tất nhiên kể cả Google hay các search engine khác. Bạn luôn nghĩ là spider của google vẫn luôn lùng sục khắp website của bạn và đánh chỉ mục cho từng nội dung, dù là nhỏ nhất, sự thật không phải như vậy.



Googlebot cũng đôi khi có chút trục trặc hay chút khó tính mà ko crawl cũng như index 1 phần nào đó trong website của bạn. Điều này quả thật là quá thiệt thòi cho các webmaster trong việc làm SEO , vậy vấn đề ở đây là cần phát hiện ra những phần đó và bắt google crawl lại và index phần mục đó.
Với bài viết này mình sẻ cô gắng hướng dẫn các bạn cách làm thể nào để có thể xác định những phân vùng không được google crawl và sử lý chúng.

Cách phát hiện:
Theo các chuyên gia về SEO trên thế giời thì có rất nhiều cách để phát hiện phân vùng này ví dụ như theo dõi Google webmaster trong tab sitemap, để ý sự trên lệch giưa tổng số link và số lượng link được index, hay là sử dụng những từ khóa đặc biết có sẳn trên phần vùng muốn kiểm tra và …. search từ khóa đó.
Theo mình thì cách search từ khóa là hiệu quả nhất, vì nó giúp chúng ta có thể phát hiện đúng ngay chỗ ngứa để mà còn gãi.
Phương pháp này là sử dụng 1 đoạn hay cum từ đặc biệt trên phần vùng muốn kiểm tra của website bạn, sau đó vào google và search chính xác cụm từ khóa đó.
Và sẻ có 2 kết quả:
1/ Không thấy website của bạn ở đâu dù tìm đến trang thứ 10 rồi.
2/ Thấy ngay no1 hay chí ít cũng được no9 >>> index rồi.

Cách xử lý:

Đối với 1 số ít website có thể google ko index phần này do lỗi trùng lặp nội dung, hay mắc phải 1 sai phạm nào đó trong bảng chỉ dẫn của google. Giải pháp tốt nhất lúc này là xóa qoách nó đi, cho nhẹ tội.
Trong trường hợp phần vùng đó là quan trọng đối với bạn và bạn chắc rằng đã tuân thủ đúng chỉ dẫn của google mà vẫn ko được index. Các bạn làm theo 1 trong 2 cách sau:
1/ Sử dụng chức năng repost và thêm vào 1 số thông tin được update từ bạn và đưa no về trang chủ dạng như 1 bài viết mới, để google crawl lại nó 1 lần nữa.
2/ Vẫn dữ nguyên phân vùng đó, nhưng tối ưu hóa cấu trung nội liên kết trong cả phần vùng đó và trang web. Sử dụng các mạng 2.0 dạng như twitter, digg hay thậm chí linkhay cũng được để nhặm lôi kéo sự chú ý của google về phần vùng này.

Cả 2 cách này đều cần phải được làm lại sitemap trước khi áp dụng.
Theo Minh Đại


Giới thiệu về Google Analytics


Tổng quan về Google Analytics


 Google Analytics là một công cụ hoạt động trên nền web sử dụng hoàn toàn miễn phí của Google. Đây là một công cụ phân tích website hiệu quả và từ đó gia tăng ROI của những chiến dịch marketing liên quan đến website.

Với Google Analytics, bạn có thể:
- Hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến website của mình.

- Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

- Đo lường sự hiệu hiệu quả của những từ khóa và các kế hoạch quảng cáo.

- Theo dõi với nhiều thước đo khác nhau.


Làm sáng tỏ nhiều câu hỏi khó khăn




Google Analytics được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của những người dùng mới nhưng vẫn phân tích được như những chuyên gia. Sau đây là một vài chức năng nổi bật: 

 - Map Overlay giúp bạn hiểu rõ các chiến dịch đang hướng đến visitor ở khu vực địa lý cụ thể nào.

 - Tích hợp Google Adwords.

 - Tìm kiếm bên trong website (Internal Site Search) cho phép bạn theo dõi visitor sử dụng công cụ tìm kiếm trên website của bạn như thế nào.

 - Funnel Visualization


Google Analytics hoạt động như thế nào?





- Đầu tiên bạn phải thêm mã giám sát (Tracking Code Javascript) vào website của bạn.

 - Khi một visitor truy cập đến một trang web bất kỳ trong website của bạn, một yêu cầu (request) sẽ được gởi đến máy chủ web (webserver) để trả về nội dung tương ứng của trang web đó.

 - Lúc này, mã giám sát nói trên sẽ hoạt động, nó sẽ thu thập những thông tin cũng như hành vi của visitor trên trang web và gởi dữ liệu về cho Secure Google Servers. 

 - Dữ liệu sẽ được xử lý liên tục và từ đó bạn có thể xem thông qua các báo cáo.


Chuyện gì xảy ra nếu ...

 - Visitor ngăn chặn hoặc xóa cookie của họ?

 Google Analytics vẫn có thể thu thập được.

 - Visitor không sử dụng Javasript trên trình duyệt của họ?

 Chắc chắn Tracking Code Javascript không hoạt động từ đó Google Analytics không thể thu thập thông tin.

 - Trang của bạn có một Javascript bị lỗi?

 Nếu lỗi xảy ra trước khi Tracking Code Javascript thực thi thì Google Analytics không thể thu thập thông tin.

Tất nhiên, không thể có một công cụ thống kê nào chính xác 100%

Bảo mật dữ liệu của Google Analytics

 Tất cả dữ liệu được thu thập bởi Google Analytics như visitor đến từ đâu, họ đến từ những nguồn nào, những hành động của họ trên website, ... đều được đảm bảo:

 - Không thu thâp thông tin cá nhân.

 - Không chia sẻ dữ liệu với bất kỳ bên thứ 3.

 - Nhân viên của Google chỉ có thể truy cập vào thông tin khách hàng với những quyền hạn được cho phép.

Nguồn: Diendan.seo.edu.vn






Google ra mắt chứng nhận chuyên gia phát triển Google Apps

Google sẽ cấp chứng chỉ cho nhân viên của các đại lí của hãng có đủ khả năng triển khai, phát triển, hỗ trợ và bán các bộ sản phẩm của Google.




Google đã chính thức giới thiệu chương trình chứng nhận nhân viên tại các đại lí Google Apps có đủ kiến thức, trải nghiệm thực tế để trở thành chuyên gia về Google Apps, cụ thể là khả năng giao tiếp, triển khai, phát triển phần mềm và hỗ trợ kĩ thuật cho khách hàng về Google Apps.
Google Apps Certification Program cung cấp chứng nhận đầu tiên của Google mang tính chất toàn cầu dành cho các chuyên viên công nghệ thông tin (CNTT), những người biết cách cấu hình và triển khai bộ Google Apps. Các tài liệu gồm những hướng dẫn cụ thể (dùng tiếng Anh), nhưng Google cũng đang có kế hoạch dịch chúng sang các ngôn ngữ khác. Các chứng nhận này dành cho mỗi lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn dành cho đối tượng bán hàng hay phát triển ứng dụng.
Stephen Cho, Giám đốc phụ trách Google Apps, cho biết chứng nhận này ra đời để đáp ứng nhu cầu của các đại lí Google cũng như các khách hàng sử dụng Google Apps. Do các khách hàng luôn muốn hợp tác ngay với những đại lí nào có những nhân viên thành thạo về Google Apps để đảm bảo khả năng thành công trong quá trình triển khai, đồng thời khách hàng cũng đòi hỏi cấp độ hiểu biết sâu về Google Apps.
Stephen Cho cũng cho rằng những chuyên viên CNTT muốn đạt chứng nhận này thì nên có một số năm kinh nghiệm làm việc trong ngành dịch vụ CNTT và cần nắm rõ về Google Apps bằng cách tham gia vào các buổi chuyên đề trực tuyến hay nghiên cứu về đề tài này, cũng như cần có ít nhất 3 năm trong việc triển khai thực tế.
Những đại lí của Google có thể cho nhân viên học một khóa ứng dụng Google Apps với mức phí 45 USD (~940.000 đồng) cho webcam, chi phí 100 USD (~2,1 triệu đồng)/người để tham gia kiểm tra để lấy chứng nhận. Quá trình kiểm tra sẽ kéo dài vài giờ với dạng đề thi trắc nghiệm được sự giám sát trực tiếp của đại diện Google thông qua webcam. Kết quả kiểm tra sẽ có ngay khi hết thời gian làm bài. Nếu ai đậu, sẽ nhận được giấy chứng nhận qua email, những ai thi trượt sẽ được gợi ý những phần nào cần phải cải thiện thêm.
Những chuyên gia CNTT thi đạt, tức là có thể đủ điều kiện để triển khai tất cả phiên bản Google Apps, bao gồm Apps for Business, Apps for Education, Apps for Government cũng như bộ tiêu chuẩn của Google. Ngoài ra, những ai thi đậu cũng cần cập nhật nội dung mới qua những cuộc thi mỗi năm.
Google cho biết chứng nhận Google Apps không chỉ nhắm đến các nhân viên của đại lí Google, mà còn dành cho các khách hàng mà muốn nhân viên của họ có thể tự triển khai được Google Apps. Cho đến thời điểm này, Google chỉ có một chứng nhận dành cho đại lí là Google Apps Authorized Reseller Program. Và chứng nhận mới này, nhắm đến đối tượng là cá nhân làm việc tại các đại lí của Google.
Theo PC World VN


Giới thiệu về Google Docs của Google


Môi trường làm việc với Internet thời hiện với quá nhiều tiện ích đã đem đến cho chúng ta sự tiện dụng tối đa cho tất cả mọi người. Bỏ qua những tài liệu word, exel,.. trở nên quen thuộc và làm quen với một công cụ cực kỳ mới và tiện dụng khi liên tục phải trao đổi tài liệu. Quên đi những email phải đính kèm tập tin, hãy đến với Google Docs để chia sẻ và quản lý tài liệu của bạn theo một phong cách hoàn toàn mới, trực tuyến và tiện dụng hơn bao giờ hết.

Google Docs như những đựng tài liệu di động giúp cho chúng ta xem được tài liệu từ bất kỳ đâu miễn là ở đó có Internet. Bạn có thể chia sẻ, phân quyền cho bất cứ ai mà bạn muốn, tất nhiên là họ cũng phải đang sở hữu một tài khoản Google!
Các tính năng của Google Docs:
- Soạn thảo văn bản như Microsoft Words. Tạo các bảng tính như Microsoft Exel. Trình diễn Power Point. Vẽ và chỉnh sửa như Paint,…
- Upload một file Words, Exel, Power Point, pdf và convert thành các file tương ứng sử dụng trên Google Docs.
- Chia sẻ các tài liệu hoàn toàn trực tuyến. Lại còn có thể phân quyền cho từng người dùng.



Vậy làm sao để sở hữu những tiện ích bất ngờ đó từ Google Docs? Rất đơn giản, bạn chỉ cần tạo một tài khoản Google với usename và passwords là bạn đã sở hữu không chỉ Google Docs mà còn nhiều tính năng khác do Google cung cấp, hoàn toàn miễn phí như: Calendar, Image, Video, News, Blog, Google Plus,…

Nguồn googletracking.vn




Cách tạo Backlinks hiệu quả từ Blog Comments


Comment trên các Blog hay Post bài trên Forum là những cách đơn giản và đặc biệt là free để bạn mang traffic về Website của mình. Rất nhiều người đi comment ở nhiều Blog để marketing cho Site của họ và đó cũng chính là công việc tạo liên kết ngược (backlinks) cho Website. Việc comment Blog thật sự sẽ mang về cho bạn lượng traffic nào đó nhưng bạn đừng chỉ chú ý đến việc nó mang đến bao nhiêu traffic cho mình. Những Blog Comments nó mang nhiều ý nghĩa khác nữa – bởi nó là cách để gia tăng PageRank, số lượng và chất lượng của những liên kết trỏ về Website của bạn là một yếu tố quan trọng giúp công cụ tìm kiếm xác định kết quả tìm kiếm nào tốt hơn. Vì thế khi bạn đăng nhiều Blog Comments hơn cũng đồng nghĩa với lượng traffic tăng lên và xếp hạng Website (PageRank) của bạn cũng tăng theo. Và nếu Website của bạn chưa được index (đánh chỉ mục) bởi Google thì đây cũng là cách giúp Google lập chỉ mục Site bạn nhanh hơn.




Vậy, Comment Blog như thế nào mới mang lại hiệu quả?

Điều quan trọng nhất mà bạn phải luôn nhớ đó là khi đăng một bình luận ở bất kỳ Blog nào là phải đặt liên kết Website của bạn đấy nhé ! Đây chỉ là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đặt liên kết Website thôi. Chứ mình nghĩ hầu hết các bạn đều biết điều này.

Phải biết làm cho những Comment của bạn có giá trị. Và khi Comment có giá trị thì Website của bạn cũng được hưởng lợi đấy. Lúc này những người khác sẽ tò mò và muốn biết bạn là ai và bạn đang làm gì – chỉ có cách là phải vào site bạn để tìm hiểu. Điều này giúp tăng traffic cho bạn đấy. Đừng nên comment những lời khen ngắn như “bài viết tuyệt lắm”, “cám ơn vì bài viết” – nó sẽ không giúp nhiều cho bạn trong việc này đâu. Thậm chí comment ấy có thể được coi là spam.

Bạn nên comment ở những Blog nổi tiếng với lượng traffic và PageRank cao. Bạn có thể nhận được nhiều traffic và tất nhiên có cả PageRank nữa. Chú ý rằng, không phải bất  kỳ Blog nào nổi tiếng, PageRank cao bạn đều comment mà chỉ đăng bình luận của mình ở những Blog liên quan mật thiết đến nội dung Site của bạn mà thôi. Bạn sẽ có cơ hội tăng traffic đấy.

Hãy cố gắng để trở thành người comment đầu tiên nhé. Lúc này bạn sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn. Hãy nghĩ xem với một trang Web với lượng truy cập rất cao thì số comment chắc cũng sẽ rất cao rồi. Bạn xuất hiện ở vị trí 100 hay 200 sẽ rất khó để được để mắt tới dù cho comment của bạn cũng có giá trị. Tuy nhiên, nếu đã “lỡ” trở thành “người đến sau” thì vẫn còn một cách khác. Đó là reply comment ở những Comment đứng Top nhé.

Đừng nên đặt liên kết Website của bạn lên nôi dung của bài bình luận nhé. Rất nhiều “BlogMaster” không thích điều này đâu và họ sẽ không chấp nhận cho Comment của bạn xuất hiện trên Blog. Hoặc trong mục “Name” bạn nhồi nhét từ khóa thay vì tên của bạn, điều này sẽ giúp liên kết kết trỏ về của bạn có giá trị hơn nhưng nhiều chủ Blog không thích điều đó và cũng sẽ không chấp nhận đâu. Nói chung, là phải tùy vào Blog mà ta có những xử lý tốt nhất cho mình.

Với bài viết này, chúng ta thấy được việc tạo những Blog Comments hoặc Post bài trên Forum là một phần quan trọng trong SEO. Nó giúp tăng traffic và PageRank. Ngoài ra, nó còn giúp xây dựng một mối quan hệ tốt giữa bạn và chủ Blog. Những Comment hay, có giá trị sẽ giúp bạn được chú ý hơn. Do đó, Site bạn cũng vì thế mà dần trở nên nổi tiếng hơn.

Theo tranquocthai.com




Thủ thuật SEO cho website tin tức


Đối với bán hàng trực tuyến cũng như mọi hoạt động trực tuyến có sinh lợi khác thì tối ưu bộ máy tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) là việc quan trọng. Bởi vì chi phí dành cho SEO có thể nói là thấp hơn các kênh quảng cáo khác, nhưng hiệu quả mang lại là lâu dài và bền vững. Chi phí lớn nhất là thời gian bỏ ra để tìm hiểu các thủ thuật và cố gắng thực hiện cho tốt.

SEO hiệu quả không chỉ giúp website tăng hạng trên kết quả tìm kiếm, có thể làm ra tiền thực sự bằng SEO, bởi vì SEO có thể giúp search engine định hướng các quảng cáo được chú ý và sinh lợi nhiều tốt hơn. Tham gia Google Adsense là một trong những cách để kiếm tiền với SEO.
Bài viết sau là tổng hợp lại những thủ thuật SEO dành cho các website tin tức (news sites)của Danny Sullivan, biên tập viên của Search Engine Land, và là một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực SEO. Danny là một doanh nhân thông tin tự lập, tự ông đã phát triển cuốn Hướng dẫn thầm nhập search engine dành cho Webmaster xuất bản năm 1996 trở thanh hai ấn bản trực tuyến (Ông cũng thường xuyên viết trên blog cá nhân http://daggle.com/ nhiều bài viết rất hay thể hiện quan sát rất sắc bén về việc kinh doanh trực tuyến)
1. Sử dụng công cụ từ khóa Google Adwords để tìm ra những từ khóa phổ biến liên quan
Trước khi bắt đầu tối ưu những từ khóa đặc biệt của riêng mình, việc đầu tiên là tìm hiểu những từ khóa hay được người dùng sử dụng trên các search engine để tìm kiếm các nội dung có liên quan đến lĩnh vực bạn hoạt động. Công cụ từ khóa Adwords (Google Adwords keyword tool) ra đời để làm điều đó. Nó thể hiện con số gần chính xác số lần một từ hay một cụm từ được sử dụng để tìm kiếm.
Công cụ tìm kiếm từ khóa của Google định lượng dựa trên sự phổ biến của những từ khóa khác nhau, với cả 2 tiêu chí tần suất tìm kiếm và giá thầu đề nghị để “mua” các từ khóa đó thông qua chương trình quảng cáo ngữ cảnh Google Adwords. Kết quả giúp ta tìm thấy không chỉ những từ khóa có thể mang lại lượng truy cập lớn nhất mà còn là từ khóa mang lại lượng truy cập có giá trị nhất nữa.
Sử dụng các công cụ đó để xác định một cách tổng quát các cụm từ có tiềm năng, những từ có thể sử dụng cho title của website, trên trang chủ và các trang điều hướng… Sau đó tiếp tục sử dung công cụ đó và tự thu thập kinh nghiệm để có thể chọn ra những từ khóa thích hợp nhất để dùng vào các bài viết và nội dung website.
2. Sử dụng các từ khóa và cụm từ trong các thẻ title của website
Một khi đã chọn được những từ khóa phù hợp, bạn hãy đặt chúng vào những nơi quan trọng nhất mà các search engine sẽ đọc tới đầu tiên. Các bộ máy tìm kiếm hiện nay đều ưu tiên một cho title tag trước rồi mới đến các thành phần khác của website, nên cụm từ phù hợp nhất với nội dung nên được ưu tiên đặt vào đó.
Nếu sử dụng hệ thống quản lý nội dung (content management system – CMS, ví dụ WordPress), bạn phải nắm được những trường dữ liệu nào sẽ được thể hiện lên title tag (thường là tiêu đề). Sử dụng các nguồn tài nguyên nêu trên để xác định những trường dữ liệu cần biết rồi đưa nó lên tiêu đề để thu hút sự chú ý của search engine.
Ngoài ra, cố gắng sử dụng những từ khóa phổ biến và “mạnh mẽ” trong các thẻ tiêu đề, mô tả và các tag cho các video clip bạn đăng lên Youtube hay dịch vụ chia sẻ video khác.
3. Viết thẻ mô tả cho mỗi trang càng hấp dẫn càng tốt
Một số webmaster cho rằng việc viết các mô tả cho website là thừa thãi, tuy nhiên nó cũng có một số giá trị nhất định. Một số search engine, ví dụ như Google, sử dụng các mô tả này để làm các giới thiệu ngắn hiển thị bên dưới tiêu đề của website trong trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Mô tả ngắn gọn nhưng chi tiết có thể lôi kéo người xem đến website của bạn nhiều hơn những website khác cùng loại, kể cả những trang được xếp hạng cao hơn. Và bạn biết đấy, tỉ lệ click (CTR) là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng của Google.
4. Chuyển đổi từ phong cách báo chí truyền thống sang phong cách SEO
Sự lặp lại hay mật độ từ khóa vẫn có vai trò khá quan trọng trong thứ hạng của bạn trên kết quả tìm kiếm (dù rằng nó không còn chiếm vị trí độc tôn như trước khi có Google). Do đó, bạn có thể quên đi lối trình bày văn bản truyền thống cứng nhắc mà tư duy sao cho phù hợp với tư duy của search engine hơn.
5. Đưa các từ khóa vào URL bất cứ khi nào có thể
Các search engine cũng định giá cả các từ khóa bên trong URL. Nếu đưa được từ khóa vào tên domain thì khá ổn, nhưng nếu thêm cả vào đường dẫn đến các thư mục con hoặc các trang khác thì mới thật sự là tốt. Thay vì sử dụng đường dẫn toàn những chữ cái dài dằng dặc vô nghĩa, hãy cấu hình cho CMS học sử dụng các câu, từ có nghĩa, các từ khóa lý tưởng chèn vào đường dẫn, điều này sẽ khiến website của bạn dễ được tìm thấy hơn
Ngoài ra, thay vì sử dụng dấu “_”, hãy sử dụng dấu “-” để phân cách các từ trong URL.
6. Đừng bao giờ để nhiều link cùng trỏ tới một bài viết duy nhất
Hình phạt cho tội trùng lặp nội dung đã khiến các website tin tức đánh mất vị trí của mình trong các kết quả tìm kiếm mãi mãi. Không nên gắn một bài viết đến quá nhiều URL khác nhau. Tham chiếu một bài viết đến nhiều tag và nhiều trang index thì ổn, nhưng đừng nên tham chiếu nhiều đường dẫn đến một bài viết.
Hầu hết các quyết định của Google để xếp hạng một trang web trên kết quả tìm kiếm dựa trên số lượng và chất lượng các liên kết trỏ tới trang riêng lẻ. Tập trung vào chất lượng của từng đường dẫn trỏ tới từng bài viết một. Đăng nội dung trên nhiều địa chỉ web đơn giàn là làm loãng sức mạnh của những URL đó đi mà thôi.
7. Tạo một trang cố định để đăng các câu chuyện và các vấn đề còn tiếp diễn đáng chú ý
Trong điều kiện lý tưởng thì nên tập trung tất cả các liên kết nội dung tới một bài viết, chủ đề đang được theo dõi bằng một URL duy nhất. Tuy vậy điều đó thì cực khó trong thế giới thực khi mà ngày nào cũng có bài viết mới mới những URL mới. Vì vậy tạo ra một địa chỉ cố định để những bài viết liên quan có thể trỏ liên kết đến đấy, giúp thúc đẩy và thu hút các search engine để mắt đến công việc của bạn.
8. Không bao giờ để link chết hoặc đổi đường dẫn URL mà không 301 redirect
Các search engine vẫn làm việc và phản ứng với các hồi đáp khác nhau của Web server khi mà search engine gọi đến một đường dẫn không tồn tại. “404 error or page not found” là phản hổi tệ nhất mà server có thể đưa ra. Đừng để điều đó xảy ra, thay vì vậy, hãy sử dụng “301 redirect” để thông báo cho search engine biết địa chỉ mới đã được dùng thay cho địa chỉ cũ không còn hoạt động. Điều đó sẽ ngăn website bị tụt hạng khi mà URL của nó bị thay đổi.
9. Sử dụng bit.ly hoặc các dịch vụ thu gọn URL khác mà có hỗ trợ 301 redirect
Khi sử dụng một địa chỉ URL đã thu gọn, cần phải chắc rằng search engine phải ghi nhận được rằng các truy cập vào link là chuyển hướng thẳng đến website của bạn chứ không phải là đến trang cung cấp dịch vụ rút gọn. bit.ly là một trong những dịch vụ đáp ứng tốt yêu cầu đó. Search engine vẫn lần ra được mọi thông tin trong URL ngay cả khi mà nó đã được thu gọn.
10. Liên kết tới các các trang lớn khác và mời họ đặt liên kết tới trang của bạn lên trang của họ
Chiêu cuối cùng này là quan trọng nhất và cũng nhiều thử thách nhất. Mọi hình thức SEO nội dung ngay bên trong trang sẽ chẳng mang lại hiệu quả gì nếu mà những website khác không “bỏ phiếu tín nhiệm” tức đặt liên kết đến website của ban. Sử dụng các kĩ năng quảng cáo cũng như phương tiện truyền thông mạng xã hội, làm sao để các website lớn biết về trang của bạn va đồng ý đề nghị trao đổi liên kết. Làm sao để họ thấy đó là một đề nghị đôi bên cùng có lợi.
Kết luận:
Có thể còn những thủ thuật SEO khác, như sitemap cho site tin tức của bạn chẳng hạn, nhưng 10 thủ thuật SEO trên có thể cũng đủ giúp site bạn đạt được lượng traffic hơn cả mong đợi.

Theo http://internetmarketing.vn

Các yếu tố xếp hạng website của Google


Khi phát triển một website hay một blog, một yếu tố hết sức cần thiết mà bạn không thể không quan tâm đến, đó chính là các bộ máy tìm kiếm. Có thể bạn phải rất vất vả để tìm người đọc bằng cách quảng bá cho blog của bạn trên các forum hay trên các blog khác, nhưng nếu bạn biết cách tối ưu hóa blog hay website của bạn cho các bộ máy tìm kiếm thì bạn lại rất nhàn nhã, bạn sẽ chẳng phải làm gì, chỉ ngồi chơi và các bộ máy tìm kiếm tự động đưa người xem đến cho blog của bạn.
Nói thì đơn giản vậy, nhưng làm thế nào để tối ưu hóa cho blog lại là một việc không hề đơn giản. Để tối ưu hóa blog cho các bộ máy tìm kiếm, trước tiên bạn phải hiểu nguyên lý xếp hạng của chúng.
SEOMoz đã viết một tài liệu rất chi tiết có tựa đề Search Engine Ranking Factors V2, trong đó tổng kết 34 kỹ thuật tối ưu hóa cho các bộ máy tìm kiếm và nguyên lý hoạt động của Google. Phamen xin giới thiệu tóm tắt lại 5 yếu tố tác động tích cực và 5 yếu tố tác động tiêu cực quan trọng nhất lên kết quả xếp hạng website của bạn.
Top 5 yếu tố tích cực
   1. Từ khóa sử dụng ở thẻ tiêu đề
   2. Từ ngữ sử dụng để liên kết đến site của bạn (Anchor Text of Inbound Link)
   3. Số lượng liên kết từ các site khác đến site của bạn
   4. Tuổi đời của site
   5. Mức độ phổ biến liên kết trong site
Top 5 yếu tố tiêu cực
   1. Server thường xuyên không truy cập được để bot
   2. Nội dung rất giống hoặc trùng với nội dung đã có trong Index của Google
   3. Site của bạn liên kết đến các site có chất lượng thấp hoặc spam site.
   4. Tham gia trao đổi liên kết hoặc buôn bán liên kết
   5. Thẻ tiêu đề hoặc thẻ Meta trùng lặp ở nhiều trang
Hiểu được các yếu tố xếp hạng sẽ giúp website và của bạn thân thiện hơn với Google, và nó đồng nghĩa với việc bạn sẽ được Google mang đến nhiều visitor hơn.
Trong lần sau, Phamen sẽ giới thiệu chi tiết bài viết của SEOMoz tới các bạn.

Related Post

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Hostgator Coupon Code