F 2011-10-30 ~ Tin tức về Google và Marketing Online

Những thẻ cần thiết trong SEO

Thẻ <meta> trong HTML là rất nhiều, lên google tìm và đọc về chúng cũng khá đơn giản, nhưng những thẻ <meta> nào cần thiết trong SEO thì ít người nói đến. Với kinh nghiệm của mình tôi sẽ đưa ra các thẻ <meta> cần thiết nhất trong SEO dưới đây.







1. Meta Title:
<title>tiêu đề</title>
Meta Title là thẻ tiêu đề website, một thẻ chắc chắn không thể thiếu trong Onpage HTML, tiêu đề này sẽ được hiển thị khi tìm kiếm trên Google.

Nếu các bạn để ý phần tiêu đề trong kết quả search, chắc chắn các bạn sẽ nhận thấy, chiều dài tối ưu cho tiêu đề bài viết nên nhỏ hơn 60 ký tự.
Trong trường hợp title của bạn >70 ký tự thì thì trong kết quả search sẽ có thể (có thể thôi nhé) hiển thị dấu 3 chấm như hình dưới đây:



2. Meta Description:
<meta name=”description“ content=”mô tả” />
Meta Description là thẻ mô tả tóm tắt nội dung của website, nội dung mô tả này được google hiển thị khi tìm kiếm là khoảng 160 ký tự, nhưng bạn cũng không nên cut (…) mô tả nếu nó dài hơn 160 ký tự. Chúng ta có thể chấp nhận độ dài trong khoảng 160-250 ký tự để hiển thị đầy đủ mô tả.
3. Meta Keywords:
<meta name=”keywords“ content=”từ khóa” />
Meta Keywords là thẻ mô tả từ khóa của website, các bộ máy tìm kiếm cũng không đánh giá cao thẻ này vì một lý do thời gian trước các SEO mũ đen đã lạm dụng thẻ này quá. Nhưng bạn vẫn nên có thẻ này, dù sao cũng tường minh và sau này sẽ cần thiết.
4. Meta Robots:
<meta name=”robots” content=”noodp,index,follow” />
Meta Robots là thẻ khai báo cho bộ máy tìm kiếm nhìn nhận về website của bạn. Dưới đây là các giá trị khai báo:
all
Bọ tìm kiếm đánh chỉ số tất cả (ngầm định).
none
Bọ tìm kiếm không đánh chỉ số gì hết.
index
Đánh chỉ số trang Web.
noindex
Không đánh chỉ số trang, nhưng vẫn truy vấn đường dẫn URL.
follow
Bọ tìm kiếm sẽ đọc liên kết siêu văn bản trong trang và truy vấn, xử lý sau đó.
nofollow
Bọ tìm kiếm không phân tích liên kết trong trang.
noarchive
Không cho máy tìm kiếm lưu vào bộ nhó bản sao trang Web.
nocache
Chức năng như thẻ noarchive nhưng chỉ áp dụng cho MSN/Live.
nosnippet
Không cho bọ tìm kiếm hiển thị miêu tả sinppet của trang trong kết quả tìm kiếm và không cho phép chúng hiển thị trong bộ nhớ (cache hay caching).
noodp
Ngăn máy tìm kiếm khỏi việc tạo các miêu tả description từ các thư mục danh bạ Web DMOZ như là một phần của snippet trong trang kết quả tìm kiếm.
noydir
Ngăn Yahoo khỏi việc trích miêu tả trong danh bạ Web Yahoo! diectory để tạo các phần miêu tả trong kết quả tìm kiếm. Giá trị noydir chỉ áp dụng với Yahoo và không có công cụ tìm kiếm nào khác sử dụng danh bạn Web của Yahoo bởi thế giá trị này không được hỗ trợ cho máy tìm kiếm khác..




5. Meta Revisit After:
<meta name=&apos;revisit-after&apos; content=&apos;1 days&apos; />
Meta Revisit After là thẻ khai báo cho bộ máy tìm kiếm thời gian ghé thăm lại website của bạn.
6. Meta Content Language:
<meta http-equiv=”content-language“ content=”vi” />
Meta Content Language là thẻ khai báo ngôn ngữ của website bạn, thẻ này rất cần thiết để bộ máy tìm kiếm biết được ngôn ngữ và hướng người dùng vào website của bạn.
7. Meta Content Type:
<meta http-equiv=”Content-Type“ content=”text/html; charset=utf-8” />
Meta Content Type là t hẻ mô tả để khai báo mã hiển thị ngôn ngữ cho website.
8. Link Favicon:
<link href=”favicon.ico” rel=”shortcut icon“ type=”image/x-icon” />
Link Favicon là thẻ hiển thị icon của website trên trình duyệt, thẻ này cũng khá cần thiết trong SEO.
Kết luận: Sau khi đi qua tìm hiểu các thẻ trên, tổng kết lại website của bên nên có những thẻ sau để các bộ máy tìm kiếm hiểu và index nhanh nhất.
<meta http-equiv=”Content-Type” content=”text/html; charset=utf-8″ />
<link href=”favicon.ico” rel=”shortcut icon” type=”image/x-icon” />
<meta http-equiv=”content-language” content=”vi” />
<title>tiêu đề/title>
<meta name=”description” content=”mô tả” />
<meta name=”keywords” content=”từ khóa” />
<meta name=”robots” content=”noodp,index,follow” />
<meta name=&apos;revisit-after&apos; content=&apos;1 days&apos; />


Theo BiBi Nguyễn – iGoo.vn

Đặt tiêu đề blog theo tiêu chuẩn SEO


Tiêu đề bài viết mà bạn đặt ra mỗi khi đăng bài chính là những gì sẽ hiển thị trong tag [title][/title] và đây cũng là nội dung mà bot của Google cực kỳ coi trọng. Việc đặt tiêu đề bài viết chỉ cần khác một chữ cũng thay đổi khả năng blogspot của bạn được người dùng tìm thấy thông qua công cụ tìm kiếm.
Không gì là dễ dàng cả, chưa chắc gì tiêu đề Vnblogspot đặt đã đúng, nhưng cứ rèn luyện dần dần thôi. Và sau đây là những gì Vnblogspot muốn chia sẻ cho các bạn sau quá trình tìm hiểu về tiêu đề theo chuẩn SEO 2010 của Google.
1. Độ dài ít hơn 60 ký tự
Nếu các bạn để ý phần tiêu đề trong kết quả search, chắc chắn các bạn sẽ nhận thấy, chiều dài tối ưu cho tiêu đề bài viết nên nhỏ hơn 60 ký tự.
Để ví dụ cho tiêu đề có độ dài hợp lý, các bạn hãy gõ vào google search cụm từ "vnblogspot", các bạn sẽ thấy kết quả tìm kiếm tốt sẽ hiển thị như hình sau:


Nếu độ dài của tiêu đề lớn hơn 60 ký tự, thì trong kết quả search sẽ có thể (có thể thôi nhé) hiển thị dấu 3 chấm như hình dưới đây:







Đương nhiên người tìm kiếm sẽ ít click vào các tiêu đề có dấu "3 chấm" vì ít rõ nghĩa. Ngoài ra các tiêu đề dài quá thường làm người dùng ngại click và khó nhớ, muốn truyền miệng cũng khó. Ngắn gọn thôi nhé.
2. Nội dung tiêu đề dễ hiểu
Hãy viết cho người dùng, đừng viết cho Bot. Tiêu đề của bạn sẽ được ưu tiên click hơn nếu người dùng đọc 1 lần là hiểu ngay, nhớ ngay. Hãy dùng những từ ngữ thật dễ hiểu, nếu là blog tiếng Việt thì nên dùng những từ ngữ thuần Việt, đừng dùng tiếng lóng hoặc trộn cả ngoại ngữ vào (trừ những từ chuyên ngành).
Bạn sẽ click vào tiêu đề nào nếu một blog viết "Blogspot có rất nhiều dịch vụ chất lượng cho bạn", còn một blog viết "Blogspot có nhiều dịch vụ good cho bạn".
3. Tiêu đề cần liên quan đến nội dung bài viết
Đừng lấy tiêu đề làm mồi nhử bạn đọc, họ sẽ bỏ đi ngay và có thể chẳng bao giờ click vào kết quả tìm kiếm có địa chỉ blogspot của bạn nữa. Đơn giản vì họ cảm thấy bị lừa vì cái tiêu đề chẳng ăn nhập gì với nội dung bài viết cả, và họ sẽ tức tối vì bạn đã làm họ mất thời gian.
Và đương nhiên, đừng có viết những tiêu đề dạng như: "Untitled" hoặc "Trang 1"…
4. Nếu được, nên viết tiêu đề ở dạng câu hỏi
Tại sao viết tiêu đề dạng câu hỏi thì hay hơn? Đơn giản, một bạn đọc lên mạng tìm kiếm thì bản thân họ đang mang một câu hỏi, một thắc mắc gì đó, nên khả năng họ gõ vào khung tìm kiếm với nội dung như "làm sao tạo blogspot", "làm sao chèn code vào blogspot",.v.v.. là rất cao.
Vậy nếu tiêu đề của bạn cũng ở dạng câu hỏi, thì khi người dùng search các câu hỏi của họ thì họ sẽ click ngay vào tiêu đề của bạn vì nó giống với nỗi niềm và thắc mắc của họ mà. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng việc này quá nhé.
5. "Nhồi nhét" từ khóa một cách thích hợp
Viết tiêu đề dài lê thê và nhét vào hàng loạt từ khóa nhằm để người dùng search cái gì cũng trúng blog của mình chính là suy nghĩ sai lầm của các bạn mới nghiên cứu về SEO cho tiêu đề.
Hãy chỉ đặt vào tiêu đề những từ khóa liên quan đến nội dung bài viết, đương nhiên nếu nội dung bài viết trùng với từ khóa chính mà blogspot của bạn đang theo đuổi thì càng tốt. Ví dụ cho tiêu đề của bài này, mình đã đưa vào đó 2 từ khóa mà mình muốn xây dựng và theo đuổi trong thời gian tới đó là: "blogspot" và "SEO".

( Nguồn : http://googletracking.vn )


Tìm hiều Google Adwords Display Network ( Content Network )


Google Adwords là một hình thức quảng cáo về Search rất mạnh mẽ, nó không chỉ có một mạng phân phối rộng lớn (là Search Engine). Thật ra nó cung cấp cho những nhà quảng cáo PPC 2 mạng quảng cáo chính đó là:

Search Network: bao gồm Google Search và những partner của nó như AOL.com
Content Network (Display Network): Tất cả những Website có đăng ký Google Adsense

Khi thực hiện thiết lập một chiến dịch quảng cáo Google Adwords, ta có những tùy chọn đối với Google Network. Ví dụ ta chọn quảng cáo hiện bên cạnh kết quả tìm kiếm của Google, hoặc những Google Partner hay cả về Content Site (những Website trong Display Network) như hình bên dưới.




Chúng ta có 2 tùy chọn về Display Network gồm có:

Relevant pages across the entire network: Google tự động lựa chọn nội dung của những Website nào trong Display Network phù hợp với nội dung, từ khóa của Website của bạn để đặt quảng cáo của bạn lên đó.
Relevant pages only on the placements, audiences, and topics I manage: Chính bạn là người chọn ra những Website liên quan mà bạn muốn đặt quảng cáo của mình lên đó.

Với những Website thuộc Display Network bạn có thể đặt cả những quảng cáo bằng hình ảnh hoặc Video (Điều mà với Search Network ban chỉ có thể đặt Text Ads mà thôi).

Thông thường, nhiều người quá quen với quảng cáo trên Search Engine mà quên đi một thị trường cũng rất rộng lớn và màu mở khác đó là Display Network. Dưới đây là một vài đặc điểm giúp các bạn hiểu rõ hơn về nó thông qua những thông số quen thuộc của quảng cáo Website trên Google Adwords.





CTR (Click through Rate) trong quảng cáo Display Network thường thấp hơn nhiều so với CTR của Search Network

Đầu tiên, đây là điều quan trọng bạn phải biết được về sự khác nhau giữa Search Network và Display Network. Bởi những người tìm kiếm qua Search Engine và những người vào Content Site có những mục đích và dự định hoàn toàn khác nhau. Bởi vì với Search Network khách hàng tìm thấy bạn thông qua truy vấn tìm kiếm của họ, trong khi Display Network khách hàng thường thấy quảng cáo Website của bạn khi đang “đi dạo” ở những Content Site có liên quan.

Một lý do bạn có thể tự nhận thấy được là Impression ở những Content Sites sẽ rất cao. Trong khi khả năng click của người dùng vào Content Sites lại không nhiều.

Đây là nguyên nhân làm cho CTR của Display Network thường khá thấp. Nhưng điều này là tự nhiên thôi, bạn đừng quá lo lắng về nó.

Tập trung vào CPA (Cost per Acquisition) hoặc ROI (Return on Investment)

Nếu bạn gặp khó khăn trong chiến dịch CTR trên Search Network mà thấy một vài vị trí trên quảng cáo Content Sites mang đến hiệu quả tốt. Thì còn ngần ngại gì nữa mà không tập trung đánh mạnh vào quảng cáo Website ở những vị trí ấy nhằm tăng CPA và ROI cho chiến dịch của mình.

Nên thiết lập CPC (Cost per Click) trong quảng cáo ở Display Network thấp hơn ở Search Network

Điều này dể giải thích khi bạn đọc qua 2 phần trên. Có 3 phương pháp để thiết lập giá cho chiến dịch quảng cáo ở Content Sites
  1. Thiết lập giá giống nhau ở cả chiến dịch Search Network và Display Network
  2. Thiết lập giá khác nhau ở cả chiến dịch Search Network và Display Network
  3. Thiết lập 2 chiến dịch khác biệt giữa Search Network và Display Network – Thiết lập giá khác nhau.
Ở cách đầu tiên, bạn không nên sử dụng vì nó có ảnh hưởng không tốt đến ROI. Cách thứ 2 là tiêu chuẩn vì như đã nói ở trên mục đích của những người dùng ở Search Network và Display Network khác nhau, vì thế nhất thiết phải thiếp lập giá khác nhau giữa chúng. Cách thứ 3 được sử dụng khi bạn muốn tách biệt chúng thành 2 chiến dịch mục tiêu khác nhau, lúc này bạn sẽ dể dàng kiểm soát và mở rộng chiến dịch trên Display Network

Vài hình ảnh về Google Analytics Real Time


Đầu tháng 10 vừa qua, Google đã ra mắt báo cáo theo thời gian thực (Google Analytics Real Time) cho phép bạn xem số liệu thống kê trang web của bạn khi có khách ghé thăm.

Sản phẩm mới này sẽ cho phép bạn xem các hoạt động của khách truy cập trên trang web và các đo phản ứng thời gian thực các phương tiện truyền thông xã hội.

Chức năng thời gian thực nằm trong Dashboard tab nhưng sẽ được di chuyển đến Home tab khi Google Analytics giao diện mới ra mắt vào tuần tới. “Phiên bản mới” liên kết ở góc trên bên phải của bảng điều khiển Analytics, bạn sẽ kích hoạt nó nếu bạn là quản trị viên.

Chức năng thời gian thực (Real-Time) hiện đã có sẵn cho một số tài khoản. Nếu bạn chưa thấy tùy chọn (Real-Time) trong bảng điều khiển của bạn, bạn có thể đăng kí tại đây để khám phá chức năng này.

Thông Tin Công Nghệ xin giới thiệu một số hình ảnh về giao diện và thông tin mà Google Analytics Real Time cung cấp sau đây:















(Theo Thông Tin Công Nghệ)









Google Chrome thay đổi giao diện

Google đang đồng bộ giao diện mới cho tất cả các ứng dụng của mình. Google Chrome cũng không ngoại lệ, Google mới update giao điện mới cho Chrome Tab

Bạn có thể Update hoặc truy cập địa chỉ http://google.com/chrome để load bản mới về.



 



Google Search sắp đổi giao diện mới?

Trên Blog của Google hôm nay đã tiết lộ một vài hình ảnh thử nghiệm của dịch vụ Google Search. Cảm nhận của tôi về thiết kế này khá thân thiện. Google Seach thay đổi sẽ làm cho cộng đồng SEO nhộn nhịp lên rất nhiều.










(Theo iGoo.vn )

Related Post

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Hostgator Coupon Code